Mẹ có thực sự "Hiểu" con? Nằm lòng bí kíp để con tin tưởng sẻ chia

Ngày còn nhỏ, bạn có thể đã từng nghĩ rằng mẹ thật đơn giản, cho tới khi bạn có con trẻ. Mỗi đứa trẻ là một tính cách hoàn toàn khác biệt, mẹ phải thực sự chuyên tâm mới có thể thấu hiểu con. Hãy nhớ rằng, ba mẹ không phải là chuyên gia, ba mẹ phải là người bạn tin tưởng nhất để con chia sẻ.

Ba mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con nên thường nghĩ rằng những điều mình nghĩ là đúng, mà không thực sự lắng nghe con. Vô hình chung, ba mẹ có xu hướng áp đặt con theo lối suy nghĩ của riêng mình, coi quan điểm của bản thân là thước đo khi đánh giá hành vi của con.

Để thấu hiểu phải biết lắng nghe

Có những đứa trẻ chỉ có thể trò chuyện với bà giúp việc, cô gia sư...Chúng ngại giao tiếp và cự tuyệt chia sẻ những điều xảy đến xung quanh cuộc sống với chính cha mẹ ruột của mình, dù sống chung nhà. Có những đứa trẻ khi được hỏi mong ước lớn nhất trong ngày sinh nhật là gì? Đứa bé trả lời rằng: “Con ước được mẹ khen ngợi con 1 lần khi con đạt thành tích cao. Dù lần nào con khoe cùng mẹ, mẹ cũng chẳng quan tâm gì đến”. Còn có những đứa trẻ, là con của giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia với học thức rất rộng, nhưng có nỗi đau không nguôi khi con bỏ nhà ra đi hay tự tử vì áp lực.

Sự thấu hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng, cả khi phát triển thể lực và trí lực cho trẻ

Sự thấu hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng, cả khi phát triển
thể lực và trí lực cho trẻ

Có những đứa trẻ đang ngoan ngoãn, năng động đột nhiên khi lớn lên trở nên thu mình, ngại giao tiếp, ngại chia sẻ, nổi loạn tuổi dậy thì…. Hay thậm chí tệ hơn, chúng bắt đầu biết sống diễn và câu chuyện quen thuộc xảy ra: “Con tôi ở nhà ngoan lắm”. Nhưng thực sự, ở ngoài đời, đứa trẻ sống như thế nào, ba mẹ không nhận biết được.

Vậy nguyên nhân là do đâu? Là do cha mẹ chưa thực sự để tâm tới cảm xúc, suy nghĩ của trẻ, không đủ kiên nhẫn để lắng nghe trẻ và dành quá ít thời gian cho con để con được coi bố mẹ không chỉ là ba mẹ, mà còn là người đồng hành, người bạn chia sẻ tin cậy nhất.

Sự thấu hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng, cả khi phát triển thể lực và trí lực cho trẻ. Nó là tiền đề để giáo dục gia đình trở nên đúng đắn. Vì thế, hãy tập lắng nghe để thấu hiểu trẻ, hãy cho con cảm giác được tôn trọng, tin cậy, trước khi trách mắng, hay áp đặt suy nghĩ lên con. Chỉ khi nào được lắng nghe, con mới có mong muốn đối thoại với mẹ và ngược lại. Xin đừng đừng dùng cái tôi, những hiểu biết trong thế giới quan của của ba mẹ để dạy con. Hãy nhìn nhận và bước đi trong thế giới đầy màu sắc của con trẻ.

Nếu ba mẹ bận, hãy trở lại trả lại và nói chuyện cùng con khi sẵn sàng, đừng trả lời qua loa hay để mặc câu chuyện bỏ ngỏ. Điều đó sẽ làm trẻ mất dần sự tin tưởng và không muốn chia sẻ với ba mẹ nữa.

Con cần ba mẹ dành thời gian khi bên con

Ngày nay, khi cuộc sống càng hiện đại, nhu cầu về vật chất càng cao. Để đáp ứng nhu cầu ấy, con người càng phải lao động nhiều hơn. Đó cũng là mong muốn của ba mẹ khi càng có kinh tế, càng có thể cho con được nhiều điều kiện vật chất tốt hơn, cho con học trường Top, mua cho con những món đồ đắt đỏ, đồ chơi xa xỉ, để con không thua kém bạn bè. Và cứ như thế, người lớn luôn ưu tiên công việc lên hàng đầu, kiếm tiền là chuyện quan trọng mà giảm bớt thời gian tâm sự, chơi đùa với con cái. Sự bận rộn đã chia cắt khoảng thời gian con cái muốn chia sẻ cùng bạn.

Ba mẹ đã quên mất rằng, sự tin tưởng và chia sẻ cần được hình thành qua 1 quá trình xây dựng thói quen lâu dài. Cho đến khi, một ngày bạn ngồi cùng con, nhưng ba mẹ và con cái không biết trò chuyện với chủ đề gì, ba mẹ lại tiếp tục check công việc, con cái quay về chơi với smartphone, ipad.

Hạnh phúc gia đình không thể đong đếm bằng giá trị đồng tiền,  thời gian cho gia đình là vô giá.

Hạnh phúc gia đình không thể đong đếm bằng giá trị đồng tiền,
thời gian cho gia đình là vô giá.


Dù bận bịu đến đâu, hãy dành ít nhất 10 phút mỗi ngày để dành riêng cho con. Ba mẹ có thể cùng trò chuyện với con trong bữa ăn, chúc con ngủ ngon, dạy con học, lắng nghe những câu chuyện của trẻ, để trẻ luôn thấy an tâm và tin tưởng ba mẹ là nơi an toàn nhất cho bé, dù có chuyện gì xảy ra. Nhất là đừng bỏ thói quen thể hiện tình yêu thương giữa ba mẹ và con cái, hãy để việc thể hiện tình yêu dù độ tuổi nào với trẻ cũng là điều ba mẹ luôn sẵn sàng: ôm, hôn, nắm tay, ôm vai…

Hạnh phúc gia đình không thể đong đếm bằng giá trị đồng tiền, thời gian cho gia đình là vô giá. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện mà bạn có thể chọn việc dành thời gian cho con theo cách của bạn. Chỉ cần nhớ rằng, chúng ta muốn con trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và quan tâm. Việc chúng ta dành thời gian cho con sẽ giúp con thêm tự tin vào bản thân, sống tích cực và trở thành những người lớn hạnh phúc.

Và đặc biệt, hãy luôn tự hỏi mình: Bạn đang thực sự dành thời gian của mình cho điều gì, khi mà con bạn không thể ngừng trưởng thành để chờ đợi sự quan tâm, chăm sóc từ bạn?

Giữ thói quen quan sát & ghi nhớ sở thích, ước mơ của trẻ

Mỗi đứa trẻ là một tính cách hoàn toàn khác biệt. Việc quan sát từng cử chỉ, hành vi với bản thân, với mọi người trong gia đình, với mọi người ngoài xã hội...sẽ giúp bạn hiểu được bé có tính cách như thế nào, là người hướng ngoại hay hướng nội, để giúp con phát huy & tự tin với những thế mạnh và giúp con hoàn thiện những phần yếu điểm của mình.

Hãy quan sát tâm lý của con trẻ để hiểu con và phát hiện ra những gì bất thường trong quá trình con trưởng thành để có phương hướng giúp đỡ con vượt qua, nhất là các giai đoạn khủng hoảng lên tuổi lên 3, giai đoạn dậy thì là lúc tâm lý trẻ cực kì dễ bất ổn và nhiều thay đổi.

Quan sát và trò chuyện với con để con vượt qua giai đoạn khủng hoảng và thay đổi tâm lý

Quan sát và trò chuyện với con để con vượt qua giai đoạn
khủng hoảng và thay đổi tâm lý

Thêm một điều nữa, có rất nhiều ba mẹ quên giữ lời hứa với con, không nhớ được con cái mình có sở thích gì, ước mơ mong muốn của con ra sao. Điều này thật sự rất nguy hiểm, trẻ con rất dễ mất lòng tin tưởng khi bị thất hứa, hoặc khi con cảm thấy không an toàn, con sẽ thu mình. Dần dần, đứa trẻ đó rất dễ sẽ trở nên vô cảm, nguội lạnh và mất các kỹ năng xã hội.

Ngay từ nhỏ, mỗi đứa trẻ đều vẽ ra ước mơ về sở thích, đam mê công việc mà mình yêu thích. Những ước mơ có thể kỳ quặc, lạ lẫm, thế nhưng phụ huynh đã thử thấu hiểu và đồng hành với những giấc mơ này hay ngay lập tức phủ nhận, áp đặt nghề nghiệp kỳ vọng của ba mẹ cho rằng tốt hơn. Hãy để cuộc trò chuyện về ước mơ của con trở nên nhẹ nhàng theo hướng tâm sự, chia sẻ, đừng gây áp lực và áp đặt vào con.

Ngoài ra, khi nói chuyện cùng con, cha mẹ phải lắng nghe và tin tưởng. Đừng bao giờ tỏ vẻ nghi ngờ hoặc phê phán về những ước mơ của trẻ vì chúng rất nhạy cảm vì điều này. Nếu cảm thấy ước mơ đó của bé chưa đi đúng hướng, cha mẹ hãy ngồi nói chuyện và chia sẻ cùng con. Hãy xem con như một người bạn tâm giao khi nói về ước mơ của bé!

Con cần ba mẹ động viên, khích lệ chứ không phải trách mắng

Giống như 1 cái cây cần ánh sáng mặt trời và được tưới nước, trẻ con cũng cần những nguồn năng lượng “tích cực” như vậy để lớn lên. Ngày nay, tư tưởng “thương cho roi cho vọt” không còn phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại.

Trong cuốn sách “Phương pháp nuôi dạy con trở thành thiên tài” có viết rằng, mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, miễn là chúng được nuôi dạy đúng cách. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm tàng những tài năng vô cùng to lớn, bậc cha mẹ hãy học cách khích lệ con trẻ điều này sẽ giúp mở ra các cánh cửa tài năng của trẻ. Khen ngợi và khích lệ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất để thúc đẩy trẻ tiến bộ.


Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, miễn là chúng được nuôi dạy đúng cách
Mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành một thiên tài, miễn là
chúng được nuôi dạy đúng cách

Mỗi đứa trẻ đều có tâm lý mong muốn được cha mẹ và thầy cô coi trọng. Khen ngợi ưu điểm và thành tích một cách đúng mực sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân và tích cực vươn lên. Vì vậy, việc bố mẹ khích lệ còn trẻ là phương châm giáo dục tốt nhất cho con em mình và hãy luôn khích lệ con ngay cả khi bé đạt thành tích chưa cao, không như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần phân minh trong việc thưởng - phạt, để con có được tư duy phân biệt đúng - sai, giúp con nhận thức được vấn đề, giải pháp và cách xử lý tình huống. Khi con trẻ được nuôi dạy trong sự tôn trọng, văn minh thì dù “không có đòn roi” trẻ vẫn lớn lên và trở thành những con người tử tế, thành công.

Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm và kiên nhẫn của ba mẹ để có thể thấu hiểu con, nếu bạn thực sự muốn giúp trẻ khai phá tiềm năng trong hạnh phúc! Hy vọng rằng qua bài chia sẻ từ Purecotton các mẹ có thể hiểu con của mình hơn và và trở thành người bạn tin tưởng của con bạn nhé!

Purecotton - Thương hiệu đồ lót số 1 cho trẻ dậy thì Việt Nam!
Giáo dục giới tínhLàm bạn cùng conNuôi dạy conThấu hiểu conĐồ lót cho trẻ dậy thì